Cồng Chiêng Tây Nguyên - Di sản Truyền Khẩu cà Phi Vật Thể Nhân loại

Cồng Chiêng Tây Nguyên - Di sản Truyền Khẩu cà Phi Vật Thể Nhân loại
Ngày đăng: 25/11/2017 02:45 PM

    Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam.

    Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.

    Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa, có nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

    Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Do mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch như của du lịch Đắk Lắk. Những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân các dân tộc. Đồng thời giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên. Cũng trong khuôn khổ của Festival, bên cạnh các hoạt động văn hóa còn hội chợ triển lãm về công cụ sản xuất, đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của các dân tộc Tây Nguyên.

     

    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

    Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.

    Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

    Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San...”.

    Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú.

     

    Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè. Vào ngày lễ tết, hình ảnh quen thuộc 'bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa hát trong tiếng cồng chiêng vang động núi rừng' lại xuất hiện trên khắp các buôn làng. Các nghệ nhân dân gian diễn tấu cồng chiêng kết hợp với nhau rất hài hòa, tạo nên những bản nhạc với các tiết tấu, hòa thanh rất phong phú, mang sắc thái riêng với muôn vàn cung bậc. Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người... Người Giarai có các bài chiêng Juan, Trum vang... Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi...  Âm thanh của cồng chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của buôn làng. Đây là sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.

    Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".

    Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội... Tây Nguyên.

    Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng chiêng. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Giarai. Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Điều đặc biệt trong dàn nhạc này mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng (cồng là loại có núm, chiêng không có núm).

    Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”.

     ( Nguồn sưu tầm )

    TÌM KIẾM TOUR
    THÔNG TIN DU LỊCH
    TOUR TRONG NƯỚC
    TOUR NƯỚC NGOÀI

    Tour đặc sắc

    Du Lịch Phú Quốc 3 ngày 2 đêm - Máy Bay - Khách sạn 3 sao - Khám Phá 4 đảo - Thành Phố Không Ngủ - Thị Trấn Hoàng Hôn - Cầu Cầu Hôn

    Tour nghỉ dưỡng Phú Quốc Cao Cấp - Wyndham Grand Resort 5 sao - Phú Quốc - Thiên đường giải trí VinWonders - Vinpearl Safari

    Tour 4 đảo Phú Quốc bằng Ca nô 1 ngày - Hòn Gầm Ghì – Hòn Móng Tay – Hòn Mây Rút Trong – Công Viên San Hô

    Tour Du Lịch Phan Thiết 3 ngày 2 đêm - Team Building - Gala Dinner

    Tour Đông Bắc: Sapa - Hà Giang - Lũng Cú - Đồng Văn - Mã Pí Lèng - Mèo Vạc - Cao Bằng - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể

    TOUR PHÚ QUỐC 3 NGÀY 2 ĐÊM | BAO GỒM VMB | GRAND WORLD

    COMBO PHÚ QUỐC BAO GỒM VMB + 2 ĐÊM NGỦ VINOASIS 5 SAO | KHÁM PHÁ GRAND WORLD

    TOUR HÀNH HƯƠNG CHÙA GIA LÀO - DINH THẦY THÍM 2N1D| CAO NGUYÊN TOUR

    TOUR HÀNH HƯƠNG NÚI CHỨA CHAN - DINH THẦY THÍM 2N1D| CAO NGUYÊN TOUR

    Tour Du Lịch Miền Tây 2 ngày trọn gói chất lượng

    Tour Quần Đảo Bà Lụa - Rừng Tràm Trà Sư

    Tour Tiền Giang Bến Tre Cần Thơ Châu Đốc

    Tour Tiền Giang Bến Tre Cần Thơ Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau

    Tour Bạc Liêu Cà Mau

    Tour Hành Hương - Cha Diệp - Chùa Dơi

    Tour Phú Quốc - Hòn Dầm Trong - Câu Cá lặn ngắm san hô

    TOUR SEAMREAP - ANGKOR- PHNOMPENH 4N3D

    Khám Phá Đảo Hải Tặc Kiên Giang

    TOUR ĐẢO NAM DU 2N2D - XE GIƯỜNG NẰM

    TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT 3N3Đ

    TOUR FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2017

    Tour Côn Đảo 3 ngày 2 đêm - Khởi hành hàng ngày

    Tour Hành Hương - Viếng Miếu Bà Chúa Xứ - Chợ Tịnh Biên

    TOUR HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ MEKONG CAMPUCHIA

    TOUR HÀNH HƯƠNG VŨNG TÀU THẬP TỰ

    TOUR HÀNH HƯƠNG MIỀN TÂY 2023

    TOUR HÀNH HƯƠNG CHÙA BÀ TÂY NINH

    Tour Hành Hương Viếng Chùa Gia Lào - Dinh Thầy Thím


    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CAO NGUYÊN

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CAO NGUYÊN 

    Địa Chỉ: 75/7 Trần Thị Trọng , Phường 15, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

    Điện Thoại: Tour Du Lịch: 0917 999 813 - 0983 095 922 - Email: info@caonguyentour.com / caonguyentour79@gmail.com

    Phòng Vé Máy Bay: 0989 495 016  - Email: vemaybay@caonguyentour.com 

    Wedsite:caonguyentour.com / tourtaynguyen.com

    Kết nối với chúng tôiị

    © Copyright 2021 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CAO NGUYÊN . Powered by TTS Co.,LTD
    Đang online: 10 | Tổng truy cập: 198023
    Hotline: 0917 999 813
    Chỉ đường Zalo Zalo: 0917 999 813 Chat messenger