Không biết món lẩu mắm miền tâycó từ bao giờ, chỉ biết lẩu mắm có mặt tại Cần Thơ khá sớm và được khen là ngon nhất nhì hiện nay. Mà nguyên liệu chính là mắm sặc hay mắm cá linh muốn ngon phải xuất thân từ Châu Đốc – An Giang, xứ sở của đủ lọai mắm đồng và cá ở đây có nhiều vào mùa nước nổi, giờ đây món lẩu mắm Miền Tây đã trở thành một món rất nổi tiếng mà thực khách không thể bỏ qua
Cách nấu lẩu nắm như sau:
Mắm nấu với nước dừa hoặc nước hầm xương heo, sau khi lược bỏ xương cá, nêm nếm theo bí quyết riêng của thợ nấu là xong phần nước lẩu. Đây là công đọan đầu tiên, dễ làm, nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất quyết định cái ngon của món lẩu mắm. Độ đậm nhạt của nước lẩu được gia giảm sao cho phù hợp với khẩu vị của thực khách, loãng quá sẽ thiếu vị mắm, mà đặc quá đâm ra mặn, ăn cũng mất ngon. Ta bỏ thêm nấm rơm, cà tím, khổ qua để tăng vị ngon ngọt và sắc màu của nầu nước Yếu tố hấp dẫn nhất của lẩu mắm nằm ở những món ăn kèm, thông thường là thịt ba rọi, tép bạc, cá tra hoặc cá basa, cá kèo,tôm sú, ốc bươu, thịt bò, lươn…v.v…Nói chung lẩu mắm dung nạp mọi thứ cá, thịt tùy ý thích của thực khách.
Rau đồng mọc hoang dại làm cho món lẩu mắm thêm hương vị và sắc màu. Tại những quán lẩu mắm nổi tiếng ở miền Tây, bạn có thể đếm trên 20 loại rau và trong bản hòa sắc đó,…
Rau ăn Lẩu Mắm
Rau ăn lẩu mắm không nên thiếu bông súng, cù nèo, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, hẹ và theo mùa, có thể bổ sung thêm bông điên điển, bông so đũa, bông lục bình…Các loại rau cùng các loại bông, nhúng vô mắm, để hơi tái, ăn dòn dòn, thấm đượm vị mắm mà không mất vị rau là cách ăn của dân sành điệu.
Tham gia khám Phá Miền Tây cùng Caonguyentour để du ngoạn miền sông nước, thưởng thức món lẩu mắm tổng hợp hơn hai chục loại rau và rất nhiều loại cá sẽ cho bạn nhiều bất ngờ thú vị và ấn tượng khó quên!